Giai đoạn trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi là một giai đoạn quan trọng. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ thay đổi từ bú sữa mẹ hoàn toàn qua ăn dặm, trẻ sẽ làm quen với nhiều thức ăn mới để giúp trẻ có thể tăng trưởng toàn diện.
Tuy nhiên, rất nhiều trẻ gặp vấn đề biếng ăn ở trong giai đoạn này, điều đó làm trẻ bị thiếu hụt năng lượng và phát triển không đồng đều. Vậy cách giúp trẻ hết biếng ăn như thế nào là hiệu quả, hãy cùng theo dõi 5 cách dưới đây nhé.
1. Cho con ăn dặm theo đúng độ tuổi
Nhiều phụ huynh không cho con ăn dặm đúng độ tuổi của mình, thường cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn. Điều này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, bởi nếu cho trẻ ăn dặm sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện sẽ dẫn tới hiện tượng biếng ăn. Do đó, cho con ăn dặm đúng độ tuổi của mình là một cách giúp trẻ hết biếng ăn mà mẹ nên lưu ý.
Giai đoạn ăn bột: Con trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ 5 – 7 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, mẹ có thể cho con ăn một chút bột trước. Lưu ý nên chọn những loại thức ăn có mùi vị nhẹ nhàng và xay nhuyễn mịn để bé dễ ăn hơn nhé.
Giai đoạn ăn cháo: Bắt đầu từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 10, trẻ có thể ăn được cháo. Mẹ tập thói quen ăn cháo cho bé bằng cách cho bé ăn xen kẽ 1 – 2 thìa cháo cho mỗi bữa ăn bột, sau đó sẽ tăng dần lượng cháo lên để bé thích nghi với đồ ăn.
Giai đoạn ăn cơm: Trẻ có thể ăn cơm từ khoảng 2 – 3 tuổi.
2. Cân bằng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
Đây cũng là một cách giúp trẻ hết biếng ăn. Mỗi bữa ăn của con nên có đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau:
Nhóm tinh bột: bao gồm các loại thực phẩm như gạo, bánh mỳ, bột mỳ, bún, phở, khoai, ngô,…
Nhóm đạm: cá, sữa, trứng, tôm, các loại thịt,…
Nhóm chất béo: các loại mỡ, dầu, bơ, pho máy, các loại hạt có dầu.
Nhóm vitamin và khoáng chất: có nhiều trong hoa quả, trái cây tươi.
Bạn nên sử dụng cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng này để trẻ không bị mất cân bằng dinh dưỡng ở trong cơ thể, đủ năng lượng để phát triển toàn diện.
3. Không bắt trẻ ăn quá nhiều bữa bột 1 ngày.
Tùy thuộc vào mỗi tháng tuổi khác nhau mà sẽ những nhu cầu về năng lượng khác nhau. Do đó, bạn không nên cung cấp quá nhiều thức ăn cho trẻ mỗi ngày. Hãy cung cấp vừa đủ với lứa tuổi của trẻ sau đó tăng dần lên thời gian.
Nếu bạn bắt trẻ ăn quá nhiều, trẻ sẽ bị cảm giác chán ăn và sợ ăn mỗi khi đến bữa, từ đó gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.
4. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen khi bé không chịu ăn, thường tìm nhiều biện pháp để ép trẻ ăn hết ví dụ như đưa trẻ đi rong, cho trẻ chơi điện thoại, đồ chơi, hoặc cho trẻ xem tivi để trẻ ăn hết bột. Thời gian của mỗi bữa ăn thường kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng, điều này làm giảm chất lượng bữa ăn và rút ngắn khoảng thời gian giữa các bữa ăn của trẻ.
Các bác sỹ khuyên rằng, bạn chỉ nên cho trẻ ăn tối đa trong vòng 30 phút, và không cho bé chơi đồ chơi hay bất kỳ một hoạt động nào khác trong quá trình ăn. Thói quen này sẽ giúp cho con trẻ tập trung cảm nhận được hương vị món ăn và sẽ không cảm thấy sợ những bữa ăn sau.
5. Đa dạng thực đơn cho trẻ – cách giúp trẻ hết biếng ăn hiệu quả
Tâm lý thoải mái sễ tạo cảm giác ngon miệng cho con, từ đó con sẽ ăn uống được vui vẻ và nhiều hơn. Bởi vậy, da dạng thực đơn được xem là một trong những cách giúp trẻ hết biếng ăn hiệu quả.
Việc đa dạng thực đơn sẽ tạo cho bé sự háo hức và chờ đợi trong mỗi bữa ăn, cải thiện cảm giác thèm ăn cho trẻ.
Hi vọng với 5 Cách giúp trẻ hết biếng ăn mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn cả thiện được tình trạng biếng ăn của trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.